ThuanNguyen.NET – Kỷ nguyên của kết nối và kiến tạo

Bình chọn

Âm thanh số đã được tạo ra từ nhiều năm nay. Và cùng với sự phát triển của nó, rất nhiều các loại định dạng âm thanh đã ra đời. Vậy sự khác biệt giữa các loại định dạng âm thanh này là gì?

Sự khác nhau giữa các loại định dạng âm thanh

Trước khi nói về các loại định dạng âm thanh thường gặp, ta cần tìm hiểu một chút về những yếu tố căn bản của định dạng âm thanh. Đầu tiên là “điều biến mã xung” (PCM – Pulse Code Modulation) sau đó ta sẽ đến với các loại định dạng nén.

PCM AUDIO: Nơi mọi thứ khởi nguồn

“Điều biến mã xung” (PCM) được tạo ra từ năm 1937 và là tiền thân cho các loại âm thanh analog. PCM được đặc trưng bởi hai thành phần: tần số mẫu (sample rate) và độ dày của bit (bit depth).

“Tần số mẫu” (sample rate) cho ta biết số lần biên độ rung mỗi giây của sóng âm thanh, còn “độ dày bit” (bit depth) thể hiện số lượng bit của thông tin đo được từ mỗi mẫu âm thanh, nó tương ứng với độ phân giải của mỗi bộ dữ liệu âm thanh số.

“Âm thanh thực” như chúng ta vẫn nghe thấy hàng ngày là một dải tần kéo dài liên tục. Đối với thể giới số chuyện lại khác, để làm rõ cách hoạt động của âm thanh số, chúng ta hãy so sánh nó với hình ảnh số. Trong các đoạn video sử dụng công nghệ số, những gì chúng ta nghĩ là đang vận động hay trôi chảy thực chất chỉ là một chuỗi các hình ảnh tĩnh.

Tìm hiểu thêm:  Hướng dẫn tạo phần vùng ổ cứng lớn hơn 2TB trên linux GPT partition

Âm thanh số cũng như vậy. Biên độ của sóng âm thanh không hề “trôi chảy” hay “vận động” mà thay đổi theo những chuẩn nhất định trong một khoảng thời gian cho trước.

Như đã nói, PCM cùng với những biến thể của nó là nền tảng cho âm thanh số. PCM sẽ sẽ hình thành một dạng sóng, sóng này ít nhiều có thể được chạy ngay bởi một bộ xử lý tín hiệu số. Trong khi hầu hết các định dạng khác khi thao tác với âm thanh thì cần thông qua các thuật toán điều khiển nên phải giải mã chúng khi sử dụng. Âm thanh PCM được coi là “không mất dữ liệu” (lossless), nó không bị nén và do đó chiếm nhiều diện tích lưu trữ.

Các loại định dạng không nén: WAV và AIFF

Cả WAV và AIFF đều đựợc coi là các định dạng âm thanh “không thể mất”. Chúng được tạo ra dựa trên nền tảng PCM với một vài thay dổi nhỏ trong bộ dữ liệu lưu trữ, bên cạnh đó hai loại định dạng này có thể chuyển đổi được cho nhau mà không hề bị giảm chất lượng âm thanh.

Chúng cũng được coi là “không mất dữ liệu” – không bị nén – và một file âm thanh PCM stereo, chẳng hạn có tần số là 44.1kHz và độ nén là 16 bit (chất lượng đĩa CD) thì chất lựợng âm thanh có thể lên đến 10MB một phút sau khi được chuyển đổi (convert).

Tìm hiểu thêm:  Socket CPU và các chuẩn socket cpu của intel

Do vậy, nếu bạn thu âm hay mix nhạc ở nhà, thì đây là một sự lựa chọn đúng đắn vì chất lượng âm thanh của hai loại định dạng này rất đảm bảo.

Các loại định dạng lossless: FLAC, ALAC, APE

FLAC(Free Lossless Audio Codec), ALAC( Apple Lossless Audio Codec) và APE( Monkey’s Audio) là các loại định dạng nén âm thanh và giống như hầu hết các sản phẩm ngày nay trong thế giới số: chúng sử dụng các thuật toán. Sự khác nhau giữa các file nén và các file FLAC đó là FLAC được thiết kế chuyên cho âm thanh thế nên tỉ lệ nén của nó tốt hơn và không bị mất dữ liệu. Thông thường thì file FLAC bằng khoảng một nửa kích cỡ file WAV. Một file FLAC cho âm thanh stereo với chất lượng CD chạy khoảng 5MB mỗi phút.

Những loại định dạng kể trên dành cho những người làm những công việc liên quan nhiều đển việc hiệu chỉnh âm thanh. Bạn cũng có thể chuyển (convert) những định dạng này về file WAV mà vẫn có thể yên tâm về chất lượng âm thanh thu được.

Các loại định dạng “dễ mất dữ liệu” : MP3, AAC, WMA, Vorbis

Hầu hết các định dạng bạn sử dụng hàng ngày được xếp vào loại “dễ mất dữ liệu” (lossy); bởi lẽ đôi khi người ta phải giảm chất lượng âm thanh của file xuống để tăng “diện tích sử dụng” của file đó lên.

Tìm hiểu thêm:  11 thủ thuật phím tắt siêu tiện lợi trên windows

Chính vì thế không có gì là lạ khi một file MP3 với “chất lượng CD” trung bình chỉ chạy khoảng 1MB mỗi phút. Rõ ràng đây là một file đã được nén tuy nhiên không giống như các định dạng “không mất dữ liệu”, ta không thể chuyển đổi lại các file định dạng “dễ mất dữ liệu” để chúng trở lại chất lượng âm thanh tốt được.

Những định dạng “dễ mất dữ liệu” khác nhau sử dụng những thuật toán khác nhau để lưu trữ thông tin, và vì thế chúng thường có chênh lệch về tỷ lệ giữa kích cỡ file và chất lượng âm thanh. Những định dạng “dễ mất dữ liệu” cũng sử dụng số bit để chỉ chất lượng âm thanh, thường vào khoảng “192kbit/s” hay “192kbps”. Chỉ số lớn hơn, đồng nghĩa với việc là nhiều dữ liệu được sử dụng hơn. Dưới đây là một vài chi tiết cho các định dạng phổ biến hơn.

ThuanNguyen.Net