ThuanNguyen.NET – Kỷ nguyên của kết nối và kiến tạo

Bình chọn

Dịch vụ lưu trữ đám mây là gì? Cloud Storage hay Cloud Computing là gì? Đó là một trong những câu hỏi bạn sẽ rất hay nghe – gặp trong một thời điểm nào đó. Cụm từ này có thể xuất phát từ bạn bè, đồng nghiệp hay thậm chí là trên chính chiếc điện thoại mà bạn đang dùng.

Một vài ví dụ chằng hạn như có ai đó bạn lên Google Drive để lấy các hình ảnh vừa chụp sau một chuyến du lịch xa, “Tui chưa kia kịp tải dữ liệu lên Dropbox thì ổ cứng máy tính đã bị DIE”, điện thoại xuất hiện “Thiết bị chưa được đồng bộ”,…

Hầu hết các dịch vụ tải dữ liệu và lưu trữ online này đều được gọi là Lưu Trữ Đám Mây, hay còn gọi là Cloud Strorage. Vậy nó là gì và có những ưu nhược điểm nào trong khi sử dụng thì mời bạn cùng tham khảo bài viết này nhé.

1. Định nghĩa lưu trữ đám mây là gì?

Cloud Storage (Lưu trữ đám mây) là một dịch vụ được cung cấp bởi một công ty hoặc doanh nghiệp nào đó, có thể là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cho phép người dùng có thể sử dụng dịch vụ của họ để lưu trữ, quản lý, chia sẻ, sao lưu các dữ liệu (Hình ảnh, Video, Tập tin,…) từ xa, tức bạn có thể sử dụng và quản lý dữ liệu tại bất kỳ đâu và bất cứ nơi nào chỉ cần một thiết bị điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet.

Ngày nay có khá nhiều dịch vụ lưu trữ đám mấy trên Internet mà bạn có thể sử dụng, có thể nhắc đến những cái tên như AWS, Google Drive, Dropbox, OneDrive,…

2. Những ưu và nhược điểm của Lưu trữ đám mây

Ưu điểm: Với doanh nghiệp

  • Chi phí đầu tư thấp và tiện lợi: Nếu như cần phải bỏ một số tiền lớn để mua một số phần cứng mới như ổ cứng lưu trữ cùng với một khoảng chi phí dự phòng trong việc bảo trì, mở rộng về sau sẽ là rất tốn kém. Chính vì vậy, với việc sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây này, bạn có thể dễ dàng và an tâm hơn nếu cần gia tăng dung lượng lưu trữ vì mọi thứ gần như nhà cung cấp đã hổ trợ bạn. Bạn chỉ cần trả một khoảng phí phù hợp với gói dung lượng theo nhu cầu cho nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây mà thôi.
  • Thời gian thực thi: Sau khi đã xác định được tổng dung lượng cần phải sử dụng cho các dự án và kế hoạch của công ty, bạn có thể dễ dàng mua và sử dụng dịch vụ Cloud Strorage chỉ với vài thao tác. Với các tính năng của Cloud Storage, bạn hoàn toàn có thể quản trị các dự liệu của công ty như phân quyền, quản trị các thành viên, chia sẻ các dữ liệu nội bộ,…
  • Sao lưu dữ liệu: Khi sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây đồng nghĩa bạn đã có một bản sao lưu khác để bảo vệ dữ liệu của bạn trước các vấn đề khác. Vậy nên nếu có vô tình làm hư hoặc hỏng các dữ liệu, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng khôi phục lại.
Tìm hiểu thêm:  Hướng dẫn tạo phần vùng ổ cứng lớn hơn 2TB trên linux GPT partition

Ưu điểm: Với cá nhân

  • Thuận tiện: Như bạn đã biết thì hầu hết các dịch vụ lưu trữ đám mây đều hổ trợ trên các nền tảng thông dụng bao gồm trên nền Web từ máy tính và ứng dụng điện thoại. Giao diện gần như được các nhà cung cấp tối ưu và rất dễ dàng sử dụng, bạn chỉ cần kéo thả dữ liệu vào rồi phân loại chúng theo các chuyên mục theo nhu cầu. Tức nhiên, bạn cũng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng dữ liệu tại bất kỳ đâu và tại bất kỳ thiết bị nào khi có kết nối Internet.
  • Lưu trữ: Các dịch vụ lưu trữ đám mây hiện này đều hổ trợ dung lượng lưu trữ khá cao, từ 5 – 15GB tùy theo dịch vụ. Đây là một ưu điểm khá tuyệt vời vì đối khi bạn cần phải gửi Email (giới hạn tối đa là 25MB mà thôi) có các dữ liệu lên đến vài trăm hay thậm chí là vài GB, tuy nhiên sau khi đã tải lên các Cloud Storage này, bạn chỉ cần chi sẻ một đường dẫn tải về mà thôi.
  • Khá tiết kiệm: Tương tự như doanh nghiệp, thay vị bạn phải một một số tiền khá lớn khoảng hơn 1 triệu đồng để mua các ổ cứng di động thì bạn chỉ cần bỏ từ 1K để có ngay 1GB dữ liệu trên mây mỗi tháng mà thôi. Quá hời phải không nào!
Tìm hiểu thêm:  CDN là gì? Sử dụng CDN như thế nào?

Các nhược điểm của Lưu trữ đám mây

  • Băng thông: Băng thông sử dụng để tải về các dữ liệu là có giới hạn và nó tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ, có nơi hổ trợ băng thông rất lớn lên đến vài GB hoặc không giới hạn, tuy nhiên có vài nơi chỉ hổ trợ vài GB mà thôi, đặc biệt là ở các tài khoản miễn phí.
  • Bảo mật: Mối lo ngại này thường xuất hiện ở doanh nghiệp hơn khi mà các dữ liệu của mình được sử dụng cùng một nơi lưu trữ với các doanh nghiệp khác, hơn nữa trong khi di chuyển dữ liệu từ cục bộ lên đám mấy cũng có thể bị tân công và lấy cắp thông tin.
  • Ứng dụng: Một khuyến điểm đối với các cá nhân là nếu sử dụng dịch vụ nào thì bạn buộc phải cài và sử dụng các ứng dụng liên quan đến nhà cung cấp đó mà không thể sử dụng các dịch vụ khác.
  • Phụ thuộc hoàn toàn vào Internet: Mọi thứ đều phụ thuộc vào Internet, với tình trạng đứt cáp diễn ra thường xuyên trong thời gian gần đây thì đôi khi bạn sẽ rất “Ức Chế” khi phải mất hàng giờ chỉ để tải vài trăm MB dữ liệu về.

Ngày nay, các dịch vụ lưu trữ đám mây được chia thành 4 loại phổ biến sau:

1. Personal Cloud

Loại này thường được cung cấp cho cá nhân nhằm đáp ứng các nhu cầu hằng ngày của chúng ta trong việc lưu trữ dữ liệu từ máy tính, điện thoại.

Chẳng hạn như việc do bạn vô tình làm mất điện thoại, chắc chắn các dữ liệu như danh bạ, hình ảnh,… sẽ bị mất hết. Tuy nhiên, nếu trước đó bạn đã sử dụng Google Drive trên Android hoặc iCloud từ iPhone để đồng bộ các thông tin này lên mây, bạn không cần quá lo lắng và chỉ cần đăng nhập tài khoản này lại vào một thiết bị mới là sẽ có lại những thứ như ban đầu.

Tìm hiểu thêm:  Hướng dẫn cách chọn cpu phù hợp với main

2. Public Cloud

Loại này thường dành cho các bạn làm về Lập trình, Phát triển ứng dụng,… vì nhà cung cấp sẽ hổ trợ việc quản lý các tài nguyên như máy chủ, storage, bạn cần phải bỏ một chi phí phù hợp với nhu cầu sử dụng, còn những việc còn lại như bảo mật, cơ sở hạ tầng,… cứ để họ lo. Hiện tại, mình cũng đang sử dụng các dịch vụ lưu trữ của Digital Ocean và Vultr.

3. Private Cloud

Loại này thường dành cho doanh nghiệp và các công ty vừa hoặc lớn. Private, đồng nghĩa với việc sẽ có một mô hình triển khai riêng biệt với các doanh nghiệp, và tùy theo nhu cầu sử dụng mà sẽ có những thiết lập, cấu hình khác nhau. Tìm hiểu thêm về Private Cloud trong bài viết này.

4. Hybird Cloud

Đây là loại có sự kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud cho phép bạn có thể lựa chọn linh động giữa hai loại này khi sử dụng. Về cơ bạn, nó mang lại cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn hơn trong khi triển khi vì sự kết hợp này, tuy nhiên khá tốn chi phí và thời gian thực thi có thể sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

Lời kết

Trên là những thông tin chính mà bạn có thể nắm bắt khi nói về lưu trữ trên mây hay Cloud Storage, tức nhiên sẽ còn nhiều kiến thức chuyên sâu khác mà nếu bạn có thời gian có thể nghiên cứu thêm về Cloud.

Mặc dù, có một vài nhược điểm khi sử dụng tuy nhiên nó không quá đáng kể, hơn nữa với sự phát triển và tiến bộ của công nghệ không ngừng như hiện nay thì việc sử dụng Lưu trữ đám mây sẽ dần trở nên an toàn, đảm bảo hơn và nhiều người sẽ biết đến hơn.

ThuanNguyen.Net