Rate this post

Theo báo cáo Đánh giá Thống kê Năng lượng Thế giới năm 2023 cho thấy Việt Nam đứng vị trí thứ 5 trong các nước phụ thuộc vào than đá nhiều nhất thế giới. Mặc cho những năm gần đây, thế giới ngày càng quan tâm hơn tầm quan trọng của việc phi carbon hóa hệ thống năng lượng, nằm trong quá trình dịch chuyển sang trạng thái phát thải carbon ròng bằng 0.

Tuy nhiên, bất chấp những nổ lực giảm phát thải carbon, nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm hơn 80% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu. Trong đó, than đá là loại nhiên liệu giá rẻ nhất và cũng là nguồn phát thải khí CO2 liên quan tới năng lượng lớn nhất.

Việt Nam đứng Top 5 nước phụ thuộc vào than đá nhiều nhất thế giới

Đồ thị thông tin dưới đây, sử dụng dữ liệu từ Báo cáo Đánh giá Thống kê Năng lượng Thế giới năm 2023, cho thấy những quốc gia phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá, nhiều nhất.

Tìm hiểu nguyên liệu trấu viên lò hơi thay thế

Theo đó, Nam Phi là quốc gia đứng đầu khi than đá chiếm tới 69% tiêu thụ năng lượng sơ cấp trong nước năm 2022.

Trong năm 2022, tổng lượng tiêu thụ than đá toàn cầu lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ tấn. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước tiêu thụ nhiều than đá nhất thế giới tính theo con số tuyệt đối. Xét về tỷ trọng than đá trong tiêu thụ năng lượng trong nước, Trung Quốc và Ấn Độ đứng thứ hai và thứ ba cùng với 55%. Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách này với tỷ trọng 45%.

Ngược lại với các nước đang phát triển, tiêu thụ than đá của Mỹ năm 2022 đã giảm gần 50% so với những năm 2010. Với Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mới được thông qua gần đây, Mỹ sẽ chi gần 370 tỷ USD để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng ở nước này. Theo đó, tiêu thụ than đá của nước này dự báo sẽ tiếp tục giảm.

Điều tương tự cũng đang diễn ra ở Liên minh châu Âu (EU). Điển hình là Pháp với tỷ trọng than đá trong tiêu thụ năng lượng năm 2022 chỉ là 2% – giảm một nửa so với đầu những năm 2000. Tuy nhiên, tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, than đá vẫn chiếm 18,9% tổng tiêu thụ năng lượng, dù con số này đã giảm đáng kể so với mức 24,9% của năm 2012.

Báo cáo Ngân sách Carbon toàn cầu do các nhà khoa học từ hơn 90 tổ chức thực hiện và được công bố ngày 5-12 cho thấy, ước tính các quốc gia sẽ thải ra tổng cộng 36,8 tỷ tấn CO2 từ nhiên liệu hóa thạch trong năm 2023, tăng 1,1% so với năm 2022.

Nếu tính cả lượng khí thải từ việc sử dụng đất, lượng khí thải CO2 toàn cầu sẽ đạt tổng cộng 40,9 tỷ tấn trong năm nay.

Báo cáo nêu rõ, khí thải từ than đá, dầu mỏ và khí đốt đều tăng, đặc biệt tại Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc dù vậy, có một số “điểm sáng” trong bức tranh khí thải toàn cầu, cụ thể là lượng khí thải ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều giảm, một phần là nhờ đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than.

Giáo sư Pierre Friedlingstein tại Đại học Exeter (Anh), người đứng đầu nghiên cứu, cảnh báo, dường như thế giới sẽ khó có thể tránh được nguy cơ mức tăng nhiệt toàn cầu vượt quá mục tiêu 1,5oC mà Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đề ra.

Nguồn: Tổng hợp.

Tìm hiểu thêm  viên nén gỗtrấu viêntrau viencui trau viencủi trấu viêncủi trấu thanh …

About Author

Thuan