Internet đã thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Bài đăng lúc: 20:11:28 03/09/2014
Chia sẻ
0 0
over-the-top
Rate this post

Thế kỷ của kết nối quả không sai. Di động, điện toán đám mây và sự kết nối của các hệ thống thông tin với con người đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống của chúng ta.

over-the-top

Kết nối, các tiện ích an ninh mạng  và tính đảm bảo không những đủ mà còn phải xây dựng cho mọi thiết bị, các kết nối và dòng truyền thông tin được xuyên suốt. Đó phải là sự tích hợp tối ưu cũng như không gây khó khăn trong việc khiển khai hay sử dụng.

Sự bùng nổ và tăng trưởng của công nghệ OTT (Over-The-Top) và dịch vụ Video-on-Demand (VoD) cùng với sự gia tăng của nhiều loại phương tiện truyền thông màn hình độ nét cao, quản lý bản quyền số Digital Rights Management (DRM) trong việc bảo vệ nội dung đã trở nên rất quan trọng.

Thách thức của việc bảo vệ nội dung của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà khai thác và nhà phân phối nội dung cung cấp các nội dung đó trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Chế độ bảo mật cao, tích hợp bản quyền kỹ thuật số (DRM) là một giải pháp mới cho các nhà điều hành, trường quay, đài truyền hình để bảo vệ những giá trị của OTT về nội dung có độ nét siêu cao Ultra High Definition (UHD) hay độ nét cao HD, cũng như những nội dung độc quyền hoặc mang tính sáng tạo của riêng họ.

Với các giải pháp an toàn ngay tại chỗ, cung cấp dịch vụ phương tiện truyền thông và các đối tác của họ có thể mở rộng việc tùy chọn các dịch vụ nền tảng mới và cơ hội mở rộng doanh thu.

Các công ty như Netflix, Hulu, Apple, Amazon đã thu về 8 tỷ USD năm 2012 từ OTT với ba thị trường lớn nhất Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á Thái Bình Dương. Dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 20 tỷ USD vào năm 2015. Dự kiến thị trường OTT sẽ tiếp tục mở rộng với số lượng ngày càng tăng của các thiết bị kết nối thông minh, dự kiến tốc độ tăng trưởng so với CAGR đạt 24 % trên toàn thế giới.

OTT đề cập đến việc cung cấp các nội dung đa phương tiện thông qua Internet cung cấp cho người dùng cuối trên mạng kết nối. Bởi vì nội dung của nhà điều hành đến từ một bên thứ ba, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) không chịu trách nhiệm hoặc có thể kiểm soát, khả năng xem, tính bản quyền và/hoặc phân phối các nội dung. Để bảo vệ nội dung và tối đa hóa doanh thu, thì cơ chế bảo mật đặc biệt quan trọng.

Khả năng cho phép truy cập nội dung ở bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi nào, từ bất kỳ thiết bị nào là một yếu tố thành công rất quan trọng cho bất kỳ nội dung số nào. Để đáp ứng nhu cầu người dùng và đạt được thành công trong thị trường kỹ thuật số mới nổi thì các phần mềm cũng như phần cứng phải có khả năng hỗ trợ nhiều lựa chọn cùng tính năng an toàn, bảo mật cho nhà cung cấp cũng như người dùng. Các thiết bị như điện thoại Smartphone, Tablets,  Smart TVs, Set-Top-Boxes và máy chơi game cần hỗ trợ direct delivery (Phân phát trực tiếp), xem nội dung cũng như cơ chế trực tuyến như là Wifi-display, Miracast và AirPlay.

Định nghĩa cổ điển nhất về OTT là sự phân bố âm thanh, video và dịch vụ dữ liệu mà không cần phải thông qua nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc MSO. Trong trường hợp này thì chúng ta đang nói về 1 chiếc tivi (Thường là SmartTV) được kết nối với Internet cũng như mạng lưới phân phối thông tin (Content Delivery Network – CDN) như công ty truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, IPTV hoặc diện thoại. Với OTT, có một kết nối ngoài CDN. Nó thông qua máy tính của bạn được kết nối với Internet.

Nhiều thương hiệu lớn đã cam kết với ứng dụng OTT như Sony, LG, Pioneer, Samsung…

Nội dung OTT được chia thành hai loại, phân chia theo độ dài trung bình của video được xem: trung bình (15-55 phút) và dài (55 phút hoặc lâu hơn) . Xem phim ngắn được bao gồm trong các dữ liệu thiết lập nhưng không được tính là OTT. Người xem video trực tuyến được cung cấp theo các loại theo từng khu vực (Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi) và các loại thiết bị chính (TV kết nối, đầu đĩa Blu-ray, máy chơi game, STB thông minh, các mạng di động , và khác). Người xem trực tuyến cũng được phân loại theo phim đẳng cấp và khu vực. Doanh thu OTT được cung cấp và phân chia theo thuê bao, PPV / cho thuê, mua và quảng cáo. Và nguồn mới là dịch vụ truyền hình trả tiền doanh thu cung cấp dịch vụ VOD và mua đĩa DVD / Blu-ray (doanh thu).

Tại Việt Nam các dịch vụ trên nền tảng OTT đã bắt đầu có dấu hiệu phát triển. Thành công nhất ở thời điểm hiện tại trên thị trường VN là các dịch vụ về Film Online, TV Online, Đào Tạo Trực Tuyến, Hội Nghị Truyền Hình,… và gần đây nhất phải kể đến là sự kiện Chung Kết Cuộc Đua Kỳ Thú 2014 diễn ra vào ngày 31/8/2014. OTT Streaming đã thay thế cho Dịch vụ Cầu Truyền Hình vệ tinh truyền thống. Sự hoàn hảo của OTT cả về chất lượng hình ảnh, độ ổn định cao cũng như chi phí xây dựng và sử dụng.

Nhìn chung, kỷ nguyên của kết nối đã bắt đầu. Dự báo trong thời gian tới dịch vụ OTT ở Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn mới khi mà các công ty mạng (ISP/Telco,…) nhảy vào khai thác như một dịch vụ gia tăng nhằm giữ chân khách hàng của mình.

ThuanNguyen.NET