ThuanNguyen.NET – Kỷ nguyên của kết nối và kiến tạo

Bình chọn

Ứng dụng trực tiếp và đầu tiên của blockchain là tạo ra một cách thức để một người dùng Internet có thể chuyển một phần tài sản kỹ thuật số xác định cho một người dùng Internet khác, và để đảm bảo việc chuyển tiền được đảm bảo an toàn và bảo mật, tất cả mọi người đều biết rằng việc chuyển tiền đó đã diễn ra, do đó không ai có thể nghi ngờ tính hợp pháp của việc chuyển nhượng.

Tìm hiểu công nghệ blockchain

Nhìn nhận một cách đơn giản, một blockchain có thể sẽ không mấy khác biệt với những gì bạn quen thuộc, có thể lấy ví dụ là trang Wikipedia.

Với một blockchain, nhiều người có thể viết nội dung vào cùng một bản ghi thông tin và cộng đồng người dùng có thể kiểm soát việc sửa đổi và cập nhật bản ghi thông tin đó. Tương tự như vậy, các chuyên mục trên Wikipedia không phải là sản phẩm của một nhà xuất bản cụ thể nào, và không có ai kiểm soát thông tin.

Tuy nhiên, khi phân tích một cách chi tiết, sự khác biệt khiến cho công nghệ blockchain trở nên độc đáo sẽ được nhìn thấy rõ ràng hơn. Mặc dù cả hai đều chạy trên các mạng phân tán (internet), Wikipedia được tích hợp vào World Wide Web (WWW) bằng mô hình mạng client-server.

Người dùng (client) sở hữu tài khoản sẽ có một số quyền nhất định cho phép họ có thể thay đổi các mục Wikipedia được lưu trữ trên máy chủ tập trung.

Tìm hiểu thêm:  Những xu thế công nghệ 2020 làm thay đổi cuộc sống

Bất cứ khi nào người dùng truy cập trang Wikipedia, họ sẽ được nhận phiên bản cập nhật mới nhất trên Wikipedia. Wikipedia vẫn có một trung tâm điều khiển nơi các quản trị viên kiểm soát các truy cập vào cơ sở dữ liệu.

blockchain server client

Nền tảng kỹ thuật số của Wikipedia cũng giống như hệ cơ sở dữ liệu tập trung, được bảo vệ nghiêm ngặt, và hiện vẫn đang được các chính phủ, ngân hàng hay công ty bảo hiểm duy trì cho đến ngày nay. Quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu tập trung sẽ thuộc về chủ sở hữu, bao gồm quản lý cập nhật, truy cập và bảo vệ chống lại các mối đe dọa trên mạng.

Cơ sở dữ liệu phân tán được tạo bởi công nghệ blockchain có nền tảng kỹ thuật số cơ bản khác nhau. Đây cũng là tính năng khác biệt và quan trọng nhất của công nghệ blockchain.

Bản sao cập nhật của Wikipedia được chỉnh sửa trên một máy chủ và tất cả người dùng đều sẽ thấy phiên bản mới nhất. Trong trường hợp của blockchain, tất cả các node trong mạng đều đi đến cùng một điểm cuối, mỗi node sẽ cập nhật bản ghi một cách độc lập, bản ghi phổ biến nhất sẽ trở thành bản ghi thực tế chính thức thay vì một bản sao tổng hợp (master copy).

Các giao dịch sẽ được truyền phát và mỗi node liên tục tạo phiên bản cập nhật sự kiện
Các giao dịch sẽ được truyền phát và mỗi node liên tục tạo phiên bản cập nhật sự kiện

Chính sự khác biệt này giúp cho công nghệ blockchain trở nên hữu ích – blockchain tạo ra sự đổi mới trong đăng ký và phân phối thông tin, vì vậy sẽ không cần đến một bên thứ 3 uy tín nào giữa các mối liên hệ kỹ thuật số.

Tìm hiểu thêm:  Internet đã thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Tuy nhiên, công nghệ blockchain với tất cả các yếu tố thành phần trong đó không phải là một công nghệ mới.

Thay vào đó, blockchain là sự kết hợp của các công nghệ đã được công nhận trong một cách áp dụng hoàn toàn mới. Chính sự phối hợp đặc biệt của ba công nghệ (Internet, mã hóa private key và giao thức quản lý động) là nền tảng do Satoshi Nakamoto sáng lập ra đồng tiền bitcoin – một ý tưởng vô cùng đột phá.

3 công nghệ chủ chốt trong kỹ thuật blockchain

  1. Private key cryptography: Tiền mặt và tiền thẻ/đồng nhất
  2. Mạng P2P: Mô hình cây/hệ thống bản ghi
  3. Chương trình (giao thức blockchain): Nền tảng

Kết quả là sự ra đời một hệ thống cho phép các tương tác kỹ thuật số không cần bên thứ ba đáng tin cậy. Việc bảo đảm các mối quan hệ kỹ thuật số sẽ được thực hiện ngầm – nhờ kiến trúc mạng tinh tế, đơn giản mà mạnh mẽ của chính công nghệ blockchain.

Xác định độ tin cậy trên môi trường trực tuyến

Niềm tin là một một khái niệm có tính rủi ro khi đánh giá giữa các bên. Trong thế giới kỹ thuật số, việc xác định niềm tin thường tập trung vào 2 yếu tố chứng minh danh tính (xác thực) và chứng minh quyền (ủy quyền). Nói một cách đơn giản hơn, chúng ta sẽ muốn biết, người đó có chính xác là người mà họ tự nhận không? Và họ có thể làm những việc họ cam kết hay không?

Tìm hiểu thêm:  ASRock giới thiệu bo mạch chủ Kaby Lake tại Việt Nam

Đối với công nghệ blockchain, mã hóa khóa private key sẽ cung cấp một công cụ sở hữu mạnh mẽ, đáp ứng các yêu cầu xác thực. Sở hữu một một private key được gọi là chủ sở sở hữu. Phương pháp này cũng yêu cầu một người phải chia sẻ nhiều thông tin cá nhân hơn mức họ cần để trao đổi, do đó có thể xảy ra các sơ hở để tin tặc lợi dụng.

blockchain trust

Xác thực thôi là không đủ. Việc ủy quyền – có đủ tiền, truyền phát đúng loại giao dịch, v.v. – cần một mạng lưới phân phối, bắt đầu với mạng ngang hàng peer-to-peer. Một mạng lưới phân tán nhằm giảm nguy cơ tham nhũng tập trung hoặc sập hệ thống.

Mạng phân tán này cũng phải cam kết bảo mật chặt chẽ và lưu trữ đầy đủ mạng lưới hồ sơ giao dịch. Việc ủy quyền giao dịch sẽ là kết quả được tạo ra khi toàn bộ mạng áp dụng các quy tắc được thiết kế từ trước đó (giao thức blockchain trên mạng).

Xác thực và ủy quyền theo cách này cho phép các tương tác diễn ra trên môi trường kỹ thuật số mà không cần đến yếu tố niềm tin. Ngày nay, các doanh nhân trong các ngành công nghiệp trên khắp thế giới đã ý thực được rõ ràng hơn về sự phát triển này – mối ràng buộc kỹ thuật số mới mẻ, mạnh mẽ và chặt chẽ là khả thi. Công nghệ block chain thường được xem là xương sống cho lớp giao dịch trong Internet, nền tảng của các giá trị trên mạng internet.

ThuanNguyen.Net

Index