ThuanNguyen.NET – Kỷ nguyên của kết nối và kiến tạo

Bình chọn

Card màn hình là thuật ngữ thường được nhắc đến nhiều trên các diễn đàn công nghệ và trong phần thông số kĩ thuật của máy tính. Bài viết này, ThuanNguyen.Net sẽ giới thiệu cho bạn biết một số thông tin quan trọng giúp bạn hiểu thêm và lựa chọn được 1 chiếc card màn hình phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.

1. Khái niệm:

Card màn hình (VGA card, Graphics card, display adapter) hay còn gọi là bo mạch đồ họa (Graphic adapter) là một loại thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các tác vụ và thông tin về hình ảnh trong máy tính. Thành phần quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một Card màn hình chính là bộ xử lý đồ họa (Graphic Processing Unit – GPU) có nhiệm vụ riêng là tính toán, xử lý việc hiển thị trên màn hình máy tính. Nếu so với CPU máy chủ nhiệm vụ tính toán các phép toán logic, số học thì GPU chỉ chuyên về nhiệm vụ xử lý hiển thị trên màn hình. CPU và GPU kết hợp và hoạt động song song sẽ mang lại hiệu suất cho sự vận hành của máy tính.

card quadro

 

2. Có những dòng card màn hình nào?

Có rất nhiều cách phân biệt Card màn hình như phân biệt theo dạng vật lý, theo cách giao tiếp với bo mạch chủ (Mainboard) như PCI, AGP hay theo chip xử lý GPU… Trên thị trường phổ biến nhất hiện nay là phân Card màn hình theo tính chất vật lý:

  • Card màn hình có thể tích hợp trên Mainboard được gọi là card màn hình Onboard – IGP, có thể dùng riêng chip đồ họa hoặc 1 phần của chipset cầu bắc, thường dùng chung RAM của hệ thống hay RAM riêng biệt của nó.
Tìm hiểu thêm:  HDD Server và HDD PC có gì khác nhau?

card onboard

  • Card màn hình rời kết nối với mainboard thông qua bus giao tiếp ở các khe cắm mở rộng PIC, PIC Experss, AGP…

card vga roi

Vậy loại Card màn hình nào mạnh hơn? Dĩ nhiên là Card màn hình rời sẽ mạnh hơn. Card màn hình onboard tích hợp vào CPU nên thường chỉ dừng ở mức đủ dùng, vì nhiệm vụ chính của CPU là tính toán các phép toán chứ không phải xử lý đồ họa. Hơn nữa, Card màn hình onboard sử dụng chung bộ nhớ với CPU, tức là dùng chung RAM, mà tốc độ RAM thì không đủ nhanh để đạt hiệu suất cao trong việc xử lý đồ họa.

3. Các hãng sản xuất card màn hình:

intel nvidia amd

  • Về Card màn hình Onboard thì có các nhà sản xuất nổi tiếng như Intel, NDIVIA, AMD… Ở thị trường quốc tế và cả Việt Nam Intel chiếm thị phần khá lớn, Intel đã tích hợp card màn hình trực tiếp vào mainbroad và bán ở các PC giá rẻ, CPU, các Card màn hình Onbroad trong laptop đều đa số là do Intel sản xuất.
  • Về card màn hình rời thì NVIDIA và AMD là 2 hãng sản xuất Card màn hình nổi tiếng nhất. Các Card màn hình rời có các GPU chuyên biệt để xử lý màn hình nên xử lý tốt hơn rất nhiều so với Card màn hình onboard. Đặc biệt, Card màn hình rời có bộ nhớ riêng cho việc xử lý đồ họa chứ không dùng chung RAM với CPU nữa. Bộ nhớ đồ họa này có tốc độ truy cập nhanh hơn RAM nên đem lại hiệu suất cao.
Tìm hiểu thêm:  NVIDIA GeForce GTX 10 Series trên laptop

Card màn hình rời được chia làm 2 loại chính theo nhu cầu sử dụng:

  • Chơi game: Có loại GeForce của NVIDIA và Radeon của ADM
  • Biên tập phim, thiết kế: Nổi tiếng trong dòng này có Quadro của NVIDIA

4. Cách chọn mua card màn hình

Vậy sẽ có nhiều bạn thắc mắc nên sử dụng Card màn hình Onboard có sẵn trên máy tính hay nên mua Card màn hình rời? Câu trả lời là tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu bạn chỉ có nhu cầu sử dụng máy tính để làm những ứng dụng văn phòng hay đọc tin tức, xem phim, chơi những game mini thì bạn không cần tốn tiền mua Card màn hình rời, Card màn hình Onboard có sẵn trên máy có thể đáp ứng nhu cầu của bạn. Nhưng nếu bạn làm việc chuyên về thiết kế, dựng phim, đồ họa hay chuyên “luyện” game thì bạn nên trang bị ngay cho mình 1 Card màn hình rời phù hợp. Bạn có thể tham khảo thêm chi tiết về cách chọn card màn hình.

ThuanNguyen.Net