ThuanNguyen.NET – Kỷ nguyên của kết nối và kiến tạo

Bình chọn

Tất cả các sản phẩm trang bị chip M1 của Apple, ngay cả iPad Pro 2021 cũng được trang bị cổng Thunderbolt/USB 4, chính vì cách đặt tên như vậy khiến không ít người nhầm lẫn về cổng kết nối này.

Ở bài viết này, Sforum sẽ làm rõ hơn về cổng Thunderbolt/USB 4 trên rất nhiều thiết bị Apple hiện nay.

Thunderbolt/USB 4 có mặt trên những sản phẩm nào?

Thunderbolt/USB 4 được trang bị cho tất cả những thiết bị chạy chip M1 của Apple gồm:

  • MacBook Air M1
  • MacBook Pro 13 inch M1
  • Mac mini M1
  • iMac 24 inch M1
  • iPad Pro 2021

Theo Apple, cổng Thunderbolt/USB 4 hỗ trợ sạc/cấp nguồn cũng như sạc ngược cho các thiết bị khác, hỗ trợ xuất một màn hình lên đến 6K, tương thích với Thunderbolt 3 (up to 40Gb/s), USB 3.1 Gen 2 (up to 10Gb/s), Thunderbolt 2, HDMI, DVI, và VGA.

Sự nhầm lẫn ở đây là gì?

Apple viết là: Thunderbolt/USB 4, chứ KHÔNG viết Thunderbolt 4/USB 4. Nhưng chính cách viết của Apple làm rất nhiều người lầm tưởng rằng đây là cổng Thunderbolt 4. Nhưng sự thật hoàn toàn không phải như vậy.

Như trong mô tả của mình, Apple cũng có nói rõ cổng này tương thích Thunderbolt 3, hỗ trợ xuất một màn hình lên đến 6K, như vậy rõ ràng nó không phải Thunderbolt 4.

Nếu bạn chưa biết, tiêu chuẩn để đạt Thunderbolt 4 là tối đa phải xuất được 2 màn hình 4K hoặc 1 màn hình 8K. Đồng thời còn khá nhiều tiêu chuẩn khác nữa nhưng mình chỉ đưa ra tiêu chí dễ thấy nhất mà thôi.

Tìm hiểu thêm:  Card màn hình là gì?

Như vậy có thể kết luận rằng, cổng USB-C trên các thiết bị chạy M1 là Thunderbolt 3 + USB 4.

Bảng so sánh các tiêu chí để đạt Thunderbolt 3 Thunderbolt 4 USB 4 và USB 3DP
Bảng so sánh các tiêu chí để đạt <a href=httpsthuannguyennettagthunderbolt 3 title=Thunderbolt 3>Thunderbolt 3<a> <a href=httpsthuannguyennettagthunderbolt 4 title=Thunderbolt 4>Thunderbolt 4<a> USB 4 và USB 3DP

Đã Thunderbolt 3 rồi sao còn cần USB 4?

Nhìn vào bảng so sánh ở phía trên, dễ thấy một cổng đạt tiêu chuẩn Thunderbolt 3 hiển nhiên nó đạt tiêu chuẩn USB 4, nhưng tại sao lại cần ghi thêm USB 4 làm gì. Trên thực tế, Thunderbolt và USB là được chứng nhận bởi hai tổ chức khác nhau.

Thunderbolt được phát triển bởi Intel và Apple, và có lẽ vì vậy mà hiện tại Apple vẫn sử dụng Thunderbolt dù không còn trang bị chip Intel. Trong khi đó USB (Universal Serial Bus) được phát triển bởi nhiều công ty, các tiêu chuẩn của USB được duy trì bởi USB Implementers Forum (USB-IF).

Trước đây, khi chưa có USB 4 thì các cổng Thunderbolt 3 phần lớn chỉ được chứng nhận USB 3.2, tức là nếu phụ kiện bên ngoài không phải là phụ kiện Thunderbolt thì không thể khai thác được băng thông lớn. Trong khi đó, việc đạt chuẩn Thunderbolt khó khăn hơn (và có thể phải trả nhiều tiền hơn cho Intel).

Khi USB 4 được giới thiệu, nhiều nhà sản xuất phụ kiện được quyền khai thác cổng USB-C băng thông cao mà không cần chứng nhận Thunderbolt.

Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, một phụ kiện USB 4 không được chứng nhận Thunderbolt 3/4 sẽ khó có thể khai thác được băng thông cao hơn 20Gb/s, và cũng không có gì chắc chắn nó sẽ hỗ trợ cho màn hình độ phân giải cao, vì chuẩn USB không yêu cầu độ phân giải tối thiểu của màn hình.

Tìm hiểu thêm:  Cổng kết nối siêu đa dụng với Thunderbolt 4

Có thực sự cần Thunderbolt 4 trên các thiết bị Apple?

Ở thời điểm hiện tại, chỉ có những máy tính chạy Intel thế hệ 11 Tiger Lake mới hỗ trợ Thunderbolt 4. Không rõ vì hiện tại Intel đang “giữ cho riêng mình” hay vì Apple chưa muốn trang bị tiêu chuẩn này cho máy Mac (và iPad), nhưng liệu việc này có thực sự cần thiết hay không?

Câu trả lời là không cần thiết ở thời điểm hiện tại.

Thunderbolt 4 trên các thiết bị Apple
<a href=httpsthuannguyennettagthunderbolt 4 title=Thunderbolt 4>Thunderbolt 4<a> trên các thiết bị <a href=httpsthuannguyennettagapple title=Apple>Apple<a>

Thứ nhất, con chip M1 dường như chưa được tối ưu để xuất nhiều màn hình cùng lúc, đồng thời các thiết bị chạy M1 hiện tại cũng chưa hướng đến người dùng chuyên nghiệp cần đa màn hình.

Thứ hai, cổng Thunderbolt/USB 4 trên các thiết bị Apple đều có băng thông 40Gb/s và băng thông truyền dữ liệu USB tối thiểu 10Gb/s (1.25GB/s), thoải mái để kết nối với các thiết bị lưu trữ USB bên ngoài.

Thứ ba, M1 không hỗ trợ nâng cấp sức mạnh bằng card đồ họa rời, chính vì vậy cũng không có lý do gì để Apple phải nâng cấp lên Thunderbolt 4. Nếu bạn chưa biết thì Thunderbolt 4 yêu cầu băng thông PCIe tối thiểu 32Gb/s (tức PCIe 3 x4), trong khi Thunderbolt 3 chỉ yêu cầu 16Gb/s.

Cuối cùng, về độ dài của dây cáp, đối với dây Thunderbolt 3 thụ động để đạt được tốc độ lý tưởng 40Gb/s cần có độ dài dưới 0.5 m, trong khi đó Thunderbolt 4 là 2m. Tuy nhiên, trên thị trường cũng không thiếu cáp Thunderbolt 3 chủ động dài đến 2m rồi. Hơn nữa khi nhìn vào các thiết bị Apple chạy M1 hiện tại, nhu cầu sử dụng màn hình rời là không nhiều. Mac mini M1 thì đã có HDMI giá rẻ hơn, tương thích gần như mọi màn hình. Còn tất cả những máy Mac khác và iPad đều có màn hình, và cũng ít ai có nhu cầu cần một sợ cáp quá dài để xuất màn hình phụ.

Tìm hiểu thêm:  GTX 1050 - Dòng card đồ hoạ bình dân - Giá chưa tới 3tr

Về cáp Thunderbolt 3 thụ động và chủ động, cáp Thunderbolt 3 thụ động có mức giá rẻ hơn. Cáp Thunderbolt 3 chủ động có mức giá cao hơn, theo mình tìm hiểu được thì nguyên nhân là do nó cần có thêm con chip để nén băng thông USB giúp truyền đi được xa hơn.

Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu đúng hơn về cổng Thunderbolt/USB 4 trên các thiết bị Apple chạy chip M1.

ThuanNguyen.NET