ThuanNguyen.NET – Kỷ nguyên của kết nối và kiến tạo

Bình chọn

HDD là thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành máy tính bởi mọi dữ liệu điều được lưu trữ trên HDD. Vì vậy, việc lựa chọn HDD server cho hệ thống máy chủ của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Một trong những thông số cần cân nhắc khi lựa chọn HDD cho máy chủ là: Chuẩn giao tiếp. Hãy cùng Đăng Di tìm hiểu chuẩn giao tiếp của HDD server

1. HDD server khác gì so với HDD PC?

Cấu tạo chung của HDD (Hard Disk Drive) là dạng ổ cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trữ trên bề mặt các phiến đĩa tròn (Platters) làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. Trung tâm của ổ đĩa là một động cơ quay (Spindle), để đọc/ghi dữ liệu các nhà sản xuất đã sử dụng các bộ điều khiển truyền động (Actuator) kết hợp với các tay truyền động (Actuator Arm) điều khiển đầu đọc nhỏ (Slider and Read/Write Head) và các cơ này được điều khiển bởi một bộ vi mạch nhỏ ở ngoài, chúng điều khiển đầu đọc ghi đúng vào vị trí trên các đĩa từ (platters) khi đĩa đang quay ở tốc độ cao, đồng thời giải mã các tính hiệu từ tính thành dữ liệu mà máy tính có thể hiểu được. Đó là tổng quan về HDD thường dành cho PC (máy tính cá nhân) vậy còn HDD dành cho server thì có gì khác biệt?

Thật ra giữa HDD dành cho PC và HDD server đều có chức năng dùng để lưu trữ dữ liệu, là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng giữa PC và Sever nên có một số điểm khác nhau.

Tìm hiểu thêm:  Sơ lược về GPU Computing - Điện toán GPU

HDD máy chủ

 

Do đối tượng sử dụng HDD server đa số là các doanh nghiệp, tổ chức nên yêu cầu HDD server phải tăng dung lượng bộ nhớ, một server có thể gắn được nhiều HDD tùy theo nhu cầu sử dụng. HDD tốt phải giúp cải thiện rất nhiều về khả năng truy xuất dữ liệu, bảo vệ dữ liệu, kích cỡ cũng như tuổi thọ của server.

Ngoài ra, khác với các HDD của máy PC thường có chuẩn giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất hiện nay 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho server hoạt động trên chuẩn giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000rpm), một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu và khả năng kết nối nhiều thiết bị SAS khác trong hệ thống mạng LAN của các tổ chức, doanh nghiệp.

2. HDD server có những chuẩn giao tiếp nào?

Hiện nay khi nhắc đến các chuẩn giao tiếp của HDD server thì có 2 loại chuẩn phổ biến và mạnh nhất hiện nay là SATA và SAS. Trước khi SATA và SAS ra đời, SCSI (Small Computer System Interface) là chuẩn giao tiếp được dùng đầu tiên trong Server (máy chủ). Kế đến là PATA (Parallel ATA) – chuẩn giao tiếp truyền dữ liệu theo dạng song song. Và hiện nay là SATA (Serial Advanced Technology Attachment) – chuẩn giao tiếp truyền dữ liệu theo dạng nối tiếp và SAS (Serial Attached SCSI) – chuẩn giao tiếp có tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh nhất hiện nay. Nếu đang cân nhắc chọn chuẩn giao tiếp cho HDD server thì nên lựa chọn giữa SATA hay SAS để đem lại hiệu quả công việc cao nhất.

Tìm hiểu thêm:  So sánh SATA và SAS (Serial Attached SCSI)
Các chuẩn giao tiếp thường dùng như SCSI SATA SAS
Các chuẩn giao tiếp thường dùng như SCSI SATA SAS

SATA: là chuẩn giao tiếp với công nghệ hiện tại dùng để kết nối một HDD hoặc SSD với phần còn lại của máy tính. SATA truyền dữ liệu theo dạng nối tiếp được tạo ra nhằm thay thế cho PATA – chuẩn kết nối truyền dữ liệu song song. Như chúng ta đã biết, ưu điểm của việc truyền tải song song – PATA so với truyền tải nối tiếp SATA chính là tốc độ cao, cùng một lúc có thể gửi đi nhiều dữ liệu. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nó chính là vấn đề tạp âm nhiễu.

Do có nhiều dây dẫn cùng được sử dụng nên dây này sẽ gây xuyên nhiễu sang dây khác. Để khắc phục nhược điểm của PATA nên SATA được thiết kế chỉ với một dây dẫn truyền dữ liệu và một dây tiếp nhận dữ liệu nên sẽ hạn chế được tối đa vấn đề về tạp âm nhiễu.

Với cấu tạo ít dây hơn so với những chuẩn giao tiếp cũ, chuẩn giao tiếp SATA đã giúp ích rất nhiều cho khía cạnh tỏa nhiệt của máy tính. Không gian trống nhiều sẽ giúp cho không khí lưu thông dễ dàng hơn.

Chuẩn giao tiếp SATA đã được dùng phổ biến trong vòng 10 năm trở lại đây. Bởi xét về mục đích cũng như giá cả thì nó phù hợp với đại đa số người tiêu dùng.

SAS: là một chuẩn giao tiếp mới, ra đời sau SATA nhưng nó lại mang nhiều tính năng vượt trội hơn. SAS là tiến trình phát triển song song SCSI vào một điểm đến điểm giao tiếp nối ngoại vi, trong đó các bộ điều khiển được liên kết trực tiếp vào ổ đĩa. SAS cải tiến hiệu suất hơn so với SCSI truyền thống. Nó cho phép nhiều thiết bị (hơn 128 thiết bị) với các kích cỡ khác nhau được kết nối đồng thời vào cáp mỏng hơn và lâu hơn.

Tìm hiểu thêm:  RAM ECC là gì? Có bao nhiêu lại RAM ECC

SAS có thể quản lý những file dữ liệu khổng lồ lên đến 32.768 biến và số lượng bản ghi phụ thuộc vào kích cỡ của đĩa cứng. Ưu điểm này có thể làm đơn giản hoá khi tổ chức, xử lý và phân tích một khối lượng lớn dữ liệu vì dữ liệu chỉ chứa trong một file.

Ngoài mục đích lưu trữ, SAS còn rất mạnh trong lĩnh vực quản lý dữ liệu, cho phép người sử dụng thao tác dữ liệu một cách dễ dàng. Với sức mạnh của mình, SAS còn có thể làm việc với nhiều file dữ liệu cùng một lúc, điều này giảm đi tính phức tạp trong chuẩn bị dữ liệu đối với những nhiệm vụ phân tích đòi hỏi phải làm việc với nhiều file dữ liệu cùng một lúc.

Tuy nhiên, số lượng người sử dụng chuẩn giao tiếp SAS còn hạn chế so với chuẩn giao tiếp SATA bởi giá thành sản phẩm cao. Ngoài ra, để tận dụng được hết sức mạnh của chuẩn giao tiếp SAS thì người dùng phải mất nhiều thời gian để học và hiểu được cách quản lý dữ liệu của SAS và nhiều nhiệm vụ quản lý phức tạp khác.

ThuanNguyen.Net