ThuanNguyen.NET – Kỷ nguyên của kết nối và kiến tạo

Bình chọn

Tạm hiểu là đế cắm CPU được thiết kế trên main với các chân tiếp xúc, kết nối với CPU, điều này chuyển tải dữ liệu mà không cần các mối hàn, bạn muốn chọn máy tính và có mục đích nâng cấp sau này có lẽ nên cần biết socket của main và CPU.

Socket CPU là gì

Socket CPU tạm hiểu đó là đế cắm và giữ CPU, được thiết kế và cắm trên bo mạch chủ (mainboard), nó chứa các chân kết nối với CPU có thể kết nối cơ, điện tử giữa CPU và bo mạch mà không qua các mối hàn, điều này giúp bạn có thể thay thể CPU một cách dễ dàng.

Với nhưng người dùng máy tính có ý định nâng cấp CPU cần quan tâm tới socket của chúng.

có đúng với socket đang được hỗ trợ trên main hay không, có khá nhiều socket hiện nay vẫn đang được sử dụng trên thị trường.

Các loại socket phổ biến hiện nay

AMD và Intel là hai nhà cung cấp CPU trên toàn thế giới hiện nay, mỗi công ty sản xuất CPU với các socket khác nhau, mỗi khoảng thời gian cũng suất hiện nhiều loại socket khác nhau, do vậy để có thể thay thế được CPU bạn cần quan tâm nhiều nhất tới loại socket rồi mới tới hiệu năng của nó.

Tìm hiểu thêm:  Đánh giá bo mạch chủ MSI Z170A MPOWER GAMING TITANIUM

Chúng ta sẽ tìm hiểu các loại socket hỗ trợ CPU của Intel trước trong bài viết này, đơn giản vì CPU intel được sử dụng phổ biến hiện nay, các loại socket CPU Intel được sử dụng nhiều nhất hiện nay đó là, LGA-1156 LGA-1155, LGA-1150, LGA-1151, LGA-2011
Tìm hiểu socket LGA là gì

Viết tắt của Land Grid Array, là socket gồm các chân tiếp xúc nằm trên main và là chuẩn socket đang được Intel sử dụng, điều này khá tiện lợi vì nó giúp CPU sẽ chỉ gồm mặt tiếp xúc, khi sử dụng hay vận chuyển không sợ làm hỏng CPU, tuy nhiên nhược điểm của nó và cũng khá nhiều trường hợp gặp đó là cong chân socket nằm trên main, do vậy khi cắm CPU vào đế cần nhẹ nhàng và chính xác, đảm bảo khuy cài đã được khóa.

Socket LGA-1155, 1156

Thực ra trước đó còn khá nhiều socket khác đã được Intel sử dụng như LGA475, LGA1366,…  tuy nhiên thời điểm hiện tại nó đã quá cũ và không còn được hỗ trợ nữa nên chúng ta bắt đầu tìm hiểu về socket 1155, 1156 trời lại đây.

Socket 1156 hỗ trợ các CPU core i3, core i5, core i7 thế hệ 1, các CPU Intel Pentium và Celeron được được hỗ trợ, main socket 1156 phổ biến nhất là H55, P7P55

Socket 1155 là socket đời sau hỗ trợ các CPU i3,i5,i7, Putium G, Xeon  thế hệ thứ 2 và thứ 3, bạn có thể lắp CPU i5-347-, i5-2400, i5-2700… các main socket 1155 hiện nay như H61, H67, B75, P75.

Tìm hiểu thêm:  Docker in Practice – Hướng dẫn chuyển đổi VM thành Docker image

Socket 2011

Không quá phổ biến hiện nay, có khá nhiên phiên bản như 2011, 2011-1, 2011-v3 main hỗ trợ là X79, X99 cho phép ép xung mạnh mẽ. Có thể lắp được các CPU Core i3, i5, i7 thế hệ thứ 3, i3,-5,i7 phiên bản ép xung (K), Xeon E5 16xx, Xeon E5 26xx.

Socket 1150

Được sử dụng từ 2013, socket 1150 hỗ trợ các CPU i3,i5,i7 thế hệ thứ 4, CPU Pentium G3xxx, Celeron G1xx, các dòng main hỗ trợ socket 1150 hiện nay H97, Z97, Z87, H87, Q87, B85, H81 hỗ trợ ram DDR 3.

Socket 1151

Được sử dụng từ 2015 cho đến nay, socket 1151 hỗ trợ các dòng CPU i3, i5, i7 thế thệ thứ 6 trở lên, bạn có thể lắp i3-6300, i3-8100, tới các CPU i7-9600,i9-9900, CPU Celeron G39xx, Celeron G49xx, CPU Pentium thế hệ thứ 4 trở lên.

Các main hỗ trợ socket 1151 hiện nay khá nhiều, trong đó có thể kể tới như H110, H170, H370, H370, B150, B360, B365,Z170, Z270, Z370, Z390,C246, C232, Q270, Q370,… hỗ trợ ram  DDR4 hoặc DDR3L.

Socket 1150 và 1155

Socket 1155 ra đời năm 2011 tiếp đó 2 năm là 2013 Intel sử dụng Socket 1150 như một sự nâng cấp thiết yếu để hỗ trợ cho các dòng CPU sau đó, socket 1155, nếu như Socket 1155 chỉ hỗ trợ cho các dòng CPU thế hệ cũ thì 1150 lại hỗ trợ được các CPU đời cao hơn, cho phép build máy tính cấu hình mạnh mẽ hơn, khả năng thay thế, sửa chữa cũng tốt hơn.

Tìm hiểu thêm:  Hướng dẫn cách chọn cpu phù hợp với main

Sự khác nhau giữa socket 1155 và 1150 là hỗ trợ các dòng CPU khác nhau, nếu socket 1155 chỉ hỗ trợ các CPU i3, i5, i7 thế hệ thứ 2 thì socket 1150 lại hỗ trợ các CPU i3, i5, i7 thế hệ thứ 3, ngoài ra về cấu tạo vật lý của socket cũng khác nhau, do vậy bạn không thể lắp các CPU socket 1155 vào main hỗ trợ socket 1150 và ngược lại.

Hiện nay vẫn đang còn được sử dụng tuy nhiên số người dùng ngày càng ít hơn vì khả năng nâng cấp hạn chế của nó, các socket 1150 hay 1151 cũng như các socket đời mới hơn sẽ được Intel phát triển trong thời gian tới.

Socket 1150 và 1151

Socket 1151 được sử dụng từ 2015 đến nay là lựa chọn hàng đầu cho những người muốn build pc cũ mua máy tính với linh kiện mới, hiệu năng cao. Các dòng CPU được sản xuất mới hiện nay đều có socket 1151 hay các socket mới hơn. Bạn có thể build máy tính với các linh kiện mới 100% bảo hành từ nhà sản xuất khi chọn các linh kiện hỗ trợ socket 1150.

Tuy nhiên không phải vậy mà socket 1150 được lựa chọn ít hơn, các CPU socket 1150 hay Ram DDR3 hiện nay trên thị trường còn được sử dụng rất nhiều, nếu bạn không quá quan trọng việc sử dụng CPU hay Ram cũ (thực chất là hai linh kiện cực kỳ ít hỏng hay lỗi) thì việc build case với socket này giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí mà vẫn có thể trải nghiệm hiệu năng cao.

ThuanNguyen.NET

Index