ThuanNguyen.NET – Kỷ nguyên của kết nối và kiến tạo

Bình chọn

CPU là bộ não trung tâm của một máy tính xách tay nhưng để bộ phận ấy hoạt động được thì cần phải có khớp nối liên kết nó với các bộ phận khác đó là chính là mainboard. Việc lựa chọn CPU phù hợp với main không phải ai cũng biết cả và đối với những bạn không ham hiểu về công nghệ thì lại càng hoang mang hơn nữa. Chính vì vậy mà bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn CPU phù hợp với main, hãy cùng theo dõi ngay dưới đây nhé.

Việc lựa chọn CPU phù hợp với mainboard có nghĩa là các bạn lựa chọn socket (đế cắm CPU) được dùng để cố định CPU vào mainboard.

Xem thêm: Socket CPU và các chuẩn socket cpu của intel

1. Lưu ý khi chọn socket

Yếu tố cần phải chú ý đó là socket hỗ trợ đối với những dòng CPU nhất định. Nếu như thông số socket ở trên mainboard và CPU khác nhau thì các bạn sẽ không thể nào sử dụng được. Hiện tại hai hãng sản xuất CPU lớn nhất trên thế giới là Intel và AMD đều có những mẫu bộ vi xử lý và chuẩn socket phù hợp với sản phẩm của họ. Do vậy các bạn hãy lựa chọn CPU trước rồi các thành phần khác sau

Thông số socket ở cpu và main phải giống nhau

Các chuẩn socket của hãng Intel thường có tên khá là thân thiện ví dụ như là socket H và một số tên đậm chất kỹ thuật như là LGA 1156 là tên viết tắt của Land Grid Array và 1156 là tổng số chân. Khi muốn tìm hiểu thông tin về socket của CPU và mainboard thì cách tốt nhất đó là các bạn truy cập thẳng vào website chính thức của nhà sản xuất.

Tìm hiểu thêm:  Hướng dẫn tạo phần vùng ổ cứng lớn hơn 2TB trên linux GPT partition

Socket cơ bản dành cho chip Atom bình dân

Một điểm nữa về những dòng sản phẩm của Intel là khả năng tiêu thụ điện năng khá thấp, ví dụ như socket 441 dành cho bộ vi xử lý Atom có mức tiêu thụ ở mức bình thường, còn socket H cho Celeron, Core i3, Core i5, và Core i7 800 thì ở mức cao hơn và tương tự như vậy với socket B dành cho dòng Core i7 900.

Còn đối với AMD thì khác, hãng không thường xuyên thay đổi như là Intel, trong vòng khoảng 5 năm qua hãng chỉ tung ra với 3 mẫu chính. Socket AM2, AM2+, và AM3 hỗ trợ hầu hết những dòng bộ vi xử lý hiện nay của AMD. Cụ thể, AM2 và AM2+ có thể sử dụng được theo kiểu hoán đổi cho nhau và còn AM3 với khả năng hỗ trợ mạnh mẽ bộ nhớ DDR3.

2. Cách chọn CPU phù hợp với main

Nền tảng Coffee Lake là tên mã của thế hệ CPU với 14nm thứ 3 của Intel sử dụng socket 1151 v2 với nhiều cải tiến hơn so với hai thế hệ trước là Skylake và Kaby Lake. Điều làm nên sự khác biệt của Coffee Lake so với người tiền nhiệm đó chính là số lượng nhân xử lý có thể được tăng lên. Đây là lần đầu tiên số lượng nhân ở trên CPU phổ thông lần đầu tiên vượt qua con số bốn như những thế hệ trước đó.

Chipset đầu tiên của thế hệ Coffee Lake được ra mắt vào khoảng tháng 10 là Z370 dành cho những bo mạch chủ cao cấp với khả năng dùng ép xung CPU. Các CPU thế hệ trước cùng với socket không thể dùng được ở trên các bo mạch chủ mới này. Chưa kể việc cạnh tranh với những CPU Ryzen của AMD khiến cho nhà sản xuất Intel phải ra mắt sớm Coffee Lake nên chỉ có những bo mạch chủ chipset Z370 ra mắt vào thị trường. Phải đến gần nửa năm sau thì Intel lại mới chịu tung ra những chipset giá bình dân hơn cho người dùng như H370, B360 và H310. Tham khảo thêm các loại mainboard thông dụng hiện nay.

Tìm hiểu thêm:  Hướng dẫn kích hoạt Office 2013, 2016, 2019 Command Line

Z370 cao cấp nhất

Z370 cao cấp nhất với đầy đủ tính năng nhất bao gồm khả năng ép xung của CPU (các CPU dòng K).

H370 cao cấp

H370 cao cấp có đầy đủ những tính năng như Z370 lại nhưng không hỗ trợ ép xung CPU.

B360 bình dân

B360 bình dân, hỗ trợ tương đối và không SLI, không ép xung, ít làn PCI hơn.

H310 cơ bản nhất

H310 cơ bản nhất đó là chipset giá rẻ cho những bo mạch chủ giá rẻ với nhu cầu cơ bản nhất.

Nếu để ý kỹ thì các bạn sẽ nhận ra rằng cách đặt tên cho những chipset dòng B của Intel đã thay đổi thay vì theo như thứ tự B150, B250 rồi đến B350 ở trên Coffee Lake và Intel đã chọn B360. Lý do cho việc thay đổi này đó là để tránh những nhầm lẫn không đáng có cho người sử dụng vì AMD cũng có dòng chipset B350 cho những bo mạch chủ tầm trung của mình.

Các mã socket phổ biến ở hiện tại. Thì có Socket 1150, 1151, 1151V2 và những dòng socket 2011 và 2066 tương đương với thế hệ Haswell, skylake, kabylake Còn hiện tại thì nhà sản xuất AMD lại phổ biến với dòng socket AM4 và TR4.

ThuanNguyen.NET